Lo lắng là chướng ngại cản đường hạnh phúc khiến ta luôn cảm thấy khó chịu bất an.

Nhân loại ai ai cũng khát khao hạnh phúc nhưng chỉ chưa đầy một phần trăm dám nói rằng mình hạnh phúc. Điều đó cho thấy con người vẫn đang học cách sống với hai thái cực – ra sức tìm kiếm hạnh phúc nhưng đồng thời lại cảm thấy bất hạnh.

Điều này cũng phản ánh thực tế là tâm trí của chúng ta bị lấp

Làm sao có thể kết nối sâu sắc với thế giới khi thiếu hiểu biết và còn đầy những ngộ nhận trong tâm?

Vô minh là hình thức căn bản của khổ đau

Nhiều người tin rằng thiền chỉ có tác dụng giúp tâm lắng dịu hay an bình. Tất nhiên đó là một trong những lợi ích của thiền, nhưng nếu đó là lợi ích duy nhất thì thiền định rất khó tạo ra ảnh hưởng tích cực đối với hầu hết thời gian khác trong ngày. Dường như khi ta không thực hành, những lợi ích đó sẽ tan biến và như thế, ta nghĩ mình chỉ có được tâm bình an, yên định khi hành thiền chứ không phải từ những hoạt động thường nhật của cuộc sống.

Ví dụ, tôi đang đứng trên phố và muốn hút một điếu thuốc lá. Tôi xé vỏ nilon bọc ngoài bao thuốc, giật mẩu giấy dán bên trong và ném chỗ rác đó ra đường để có thể rút điếu thuốc của mình. Thậm chí tôi còn không nhận thức được mình đang làm gì. Đó chỉ là một thói quen, một việc làm vô thức mà tôi không nghĩ tới hậu quả của hành động đó hay bất kỳ điều gì đằng sau sự thèm khát, thói quen hút thuốc của mình.

Chừng nào mà điếu thuốc còn trong tay thì chẳng có điều gì khác quan trọng với tôi lúc đó nữa. Và bi kịch là ở chỗ đó: Không có gì quan trọng. Nếu chúng ta không nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh trong cuộc sống của mình thì làm sao biết điều gì là quan trọng? Làm sao chúng ta biết quan tâm đến mọi thứ? Ngay cả một hành động nhỏ như vứt rác bừa bãi, nếu suy nghĩ bạn sẽ thấy đó là một việc tiêu cực đối với thế giới, phá hoại vẻ đẹp, sự lành mạnh và xanh sạch của môi trường mà chúng ta đang sống.

Đó là lý do vì sao việc tăng cường nhận thức về hậu quả hành động của chúng ta lại quan trọng đến vậy – mọi thứ ta làm đều mang ý nghĩa, và có ảnh hưởng nhất định. Một số người có thể lý luận: “Không biết thì càng khỏe”, kẻ khôn ngoan thường không quan tâm đến người khác, đến thế giới xung quanh và họ vẫn hoàn toàn “hạnh phúc” trong sự vô minh, thờ ơ của bản thân. Nhưng đối với tôi “vô minh” chính là hình thức căn bản của khổ đau.

Sự tỉnh thức về bản thân

Vì thế, thực hành thiền luôn là một cách thức hay để an tĩnh và tỉnh thức hơn về bản thân. Bạn có thể đưa thiền vào cuộc sống hàng ngày thay vì phân biệt tách riêng giữa thiền và đời sống thường nhật. Hãy tỉnh thức về bản thân khi bạn ăn sáng, chú tâm vào thân thể và các giác quan khi uống một tách trà hay chuyện trò với một người bạn. Đừng vội chỉ trích hay phán xét bản thân khi không phải lúc nào bạn cũng có thể hành động như mong muốn. Đơn giản là hãy để tâm vào từng suy nghĩ, lời nói và hành động của mình.

Sự tỉnh thức này không chỉ giúp trưởng dưỡng tâm trân trọng tri ân cuộc sống sâu sắc hơn mà còn giúp bạn kết nối và tương tác tốt với mọi người. Cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, cơ hội và nếu tìm được ý nghĩa cuộc sống bạn sẽ không dễ bị rơi vào buồn chán hay trầm cảm.

~ Trích ấn phẩm “Sống trí tuệ” của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa

đầy thông tin được lưu truyền qua nhiều thế hệ, với vô số quan niệm, hình ảnh – cả tưởng tượng lẫn phóng đại cùng với những ấn tượng chất chồng theo năm tháng. Vấn đề là chúng ta trở thành nô lệ cho kịch bản được lập sẵn này.

Rào cản trên con đường hạnh phúc

Việc quan sát, phân tích trạng thái tâm lý sẽ tiết lộ sự bất thường đang diễn ra trong tâm mỗi người. Chúng ta tưởng nỗi sợ hãi và lo lắng là chướng ngại ngăn cản mình hạnh phúc và khiến cho chúng ta luôn có cảm giác khó chịu và bất an.

Bản thân nỗi sợ hãi không phải là vấn đề mà thực tế đó là những biển báo giúp chúng ta trưởng thành trên đường đời, giúp làm điều mình thực sự mong muốn và trở thành con người mình hằng mong ước. Chỉ khi để sự lo lắng, bất an về tương lai chi phối sai sử thay vì sẵn sàng đối mặt với chúng, nỗi lo sợ mới trở thành rào cản chúng ta trên con đường hạnh phúc.

Tóm lại, dù bạn cho rằng những quan niệm sai lầm, những hoàn cảnh éo le đang tước đi hạnh phúc của mình, hãy nhớ rằng chúng ta luôn có một sự lựa chọn để đối trị với chúng. Chúng ta có cần để tâm trạng khó chịu từ cuộc họp sáng nay đeo bám cả ngày rồi lại tiếp tục mang nó về nhà? Chúng ta có nên luôn gánh mọi lỗi lầm và trách nhiệm trong khi chúng có thể được chia sẻ dễ dàng? Hay có nên lo lắng rằng nếu cho phép mình hạnh phúc bây giờ, chúng ta có thể sẽ bị tổn thương nhiều hơn khi một mai hạnh phúc rời bỏ mình?

Tự tính tâm dũng mãnh

Bản ngã luôn bám víu vào nỗi sợ hãi, còn tự tính tâm của bạn vốn dũng mãnh, vô úy và tự do. Chúng ta cần bóc những lớp vỏ bọc của bản ngã, nhìn sâu vào trong tâm để nhận ra lòng can đảm và niềm tin luôn sẵn có nơi mình.

Nếu bạn rơi vào tình huống éo le và cảm thấy bất hạnh, hãy quán chiếu những cảm xúc phát khởi trong tâm và tự hỏi liệu bạn có thể nhìn nhận những cảm xúc ấy và tình huống đó từ nhiều góc độ thay vì mặc định rằng chúng chính là nguyên nhân làm bạn đau khổ.

Nếu thấy khó chịu với cách người khác đối xử với mình, đầu tiên bạn cần nhận ra rằng dù người ta có nói gì hay đối xử với bạn ra sao, thì bạn vẫn có khả năng kiểm soát được phản ứng của mình. Nếu sự an lạc của bạn xuất phát từ nội tâm, điều kiện ngoại cảnh sẽ không thể chi phối và điều khiển được bạn. Hơn nữa, đôi khi quan niệm của chúng ta về động cơ phía sau những lời nói được cho là gây tổn thương kia chỉ là suy nghĩ chủ quan của chính chúng ta, trong khi suy nghĩ của người khác lại không phải như vậy.

Rào cản trên con đường hạnh phúc

Việc quan sát, phân tích trạng thái tâm lý sẽ tiết lộ sự bất thường đang diễn ra trong tâm mỗi người. Chúng ta tưởng nỗi sợ hãi và lo lắng là chướng ngại ngăn cản mình hạnh phúc và khiến cho chúng ta luôn có cảm giác khó chịu và bất an.

Bản thân nỗi sợ hãi không phải là vấn đề mà thực tế đó là những biển báo giúp chúng ta trưởng thành trên đường đời, giúp làm điều mình thực sự mong muốn và trở thành con người mình hằng mong ước. Chỉ khi để sự lo lắng, bất an về tương lai chi phối sai sử thay vì sẵn sàng đối mặt với chúng, nỗi lo sợ mới trở thành rào cản chúng ta trên con đường hạnh phúc.

Tóm lại, dù bạn cho rằng những quan niệm sai lầm, những hoàn cảnh éo le đang tước đi hạnh phúc của mình, hãy nhớ rằng chúng ta luôn có một sự lựa chọn để đối trị với chúng. Chúng ta có cần để tâm trạng khó chịu từ cuộc họp sáng nay đeo bám cả ngày rồi lại tiếp tục mang nó về nhà? Chúng ta có nên luôn gánh mọi lỗi lầm và trách nhiệm trong khi chúng có thể được chia sẻ dễ dàng? Hay có nên lo lắng rằng nếu cho phép mình hạnh phúc bây giờ, chúng ta có thể sẽ bị tổn thương nhiều hơn khi một mai hạnh phúc rời bỏ mình?

Tự tính tâm dũng mãnh

Bản ngã luôn bám víu vào nỗi sợ hãi, còn tự tính tâm của bạn vốn dũng mãnh, vô úy và tự do. Chúng ta cần bóc những lớp vỏ bọc của bản ngã, nhìn sâu vào trong tâm để nhận ra lòng can đảm và niềm tin luôn sẵn có nơi mình.

Nếu bạn rơi vào tình huống éo le và cảm thấy bất hạnh, hãy quán chiếu những cảm xúc phát khởi trong tâm và tự hỏi liệu bạn có thể nhìn nhận những cảm xúc ấy và tình huống đó từ nhiều góc độ thay vì mặc định rằng chúng chính là nguyên nhân làm bạn đau khổ.

Nếu thấy khó chịu với cách người khác đối xử với mình, đầu tiên bạn cần nhận ra rằng dù người ta có nói gì hay đối xử với bạn ra sao, thì bạn vẫn có khả năng kiểm soát được phản ứng của mình. Nếu sự an lạc của bạn xuất phát từ nội tâm, điều kiện ngoại cảnh sẽ không thể chi phối và điều khiển được bạn. Hơn nữa, đôi khi quan niệm của chúng ta về động cơ phía sau những lời nói được cho là gây tổn thương kia chỉ là suy nghĩ chủ quan của chính chúng ta, trong khi suy nghĩ của người khác lại không phải như vậy.

~ Trích ấn phẩm “Sống trí tuệ” cuả Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *